Template Tin Tức Mới Nhất

 Chào các bạn! Các bạn đã học được những câu khẩu ngữ tiếng Trung nào rồi? Hãy cùng Cuộc Sống Giản Đơn 123 học tiếp những câu khẩu ngữ tiếng Trung cơ bản nhất sau để dễ dàng sử dụng khi giao tiếp nhé!  

khau-ngu-tieng-Trung-co-ban

1. Ăn no rồi –  我饱了。(Wǒ bǎole.)

2. Bao nhiêu tiền – 多少钱? (Duōshǎo qián?)

3. Bên này – 这边请。(Zhè biān qǐng.)

4. Bảo trọng – 保重! (Bǎozhòng!)

5. Buông tay (đi đi) – 放手! (Fàngshǒu!)

6. Câm mồm – 闭嘴! (Bì zuǐ!)

7. Cạn ly – 干杯(见底)! (Gānbēi (jiàn dǐ)!)

8. Chắc chắn rồi – 当然了! (Dāngránle!)

9. Cẩn thận –  注意! (Zhùyì!)

10. Chậm thôi – 慢点! (Màn diǎn!) 

11. Cho phép tôi – 让我来。(Ràng wǒ lái.)

12. Chờ tý –  等一等。(Děng yī děng.)

13. Chơi vui nhé – 玩得开心! (Wán dé kāixīn!)

14. Chúa ơi –  天哪! (Tiān nǎ!)

15. Chúc phúc bạn –  祝福你! (Zhùfú nǐ!)

16. Chúc may mắn – 祝好运! (Zhù hǎo yùn!)

17. Có việc gì thế –  有什么事吗? (Yǒu shé me shì ma?)

18. Coi chừng –  当心。(Dāngxīn.)

19. Đã lâu rồi – - 好久。( Hǎojiǔ.)

20. Đau quá –  (伤口)疼。((Shāngkǒu) téng.)

21. Để tôi xem – 让我想想。(Ràng wǒ xiǎng xiǎng.)

22. Đến đây –  来吧(赶快) (Lái ba )

23. Đi theo tôi –  跟我来。(Gēn wǒ lái.)

24. Đoán xem sao –  猜猜看? (Cāi cāi kàn?)

25. Đừng cử động – 不许动! (Bùxǔ dòng!)

26. Hẹn gặp lại  – 再见。(Zàijiàn.)

27. Im lặng – Be quiet! -安静点! (Ānjìng diǎn!)

28. Không được –  不行! (Bùxíng!)

29. Không tồi –  还不错。(Hái bùcuò.)

30. Làm tốt lắm –  做得好! (Zuò dé hǎo!)

31. Kiên trì cố gắng lên – 坚持下去! (Jiānchí xiàqù!) 

32. Mời ngài đi trước -  您先。(Nín xiān.)

33. Tại sao không?  – 好呀! (为什么不呢?) ((Wèishéme bù ne?))

34. Thôi quên đi – 休想! (算了!) (Suànle!)

35. Thử lại lần nữa –  再试试。(Zài shì shì.)

36. Tôi bị lạc đường –  我迷路了。(Wǒ mílùle.)

37. Tôi cam đoan –  我保证。(Wǒ bǎozhèng.)

38. Tôi cũng nghĩ thế –  我也这么想。(Wǒ yě zhème xiǎng.)

39. Tôi cũng thế –  我也是。(Wǒ yěshì.)

40. Tôi cũng thế –  我也一样。(Wǒ yě yīyàng.)

41. Tôi độc thân –  我是单身贵族。(Wǒ shì dānshēn guìzú.)

42. Tôi đồng ý –  – 我同意。(Wǒ tóngyì.)

43. Tôi hiểu rồi – 我明白了。(Wǒ míngbáile.)

44. Tôi hoài nghi –  我怀疑。(wǒ huáiyí.)

45. Tôi không làm nữa – 我不干了! (Wǒ bù gān le!)

46. Tôi mời –  我请客。(Wǒ qǐngkè.)

47. Tôi từ chối – 我拒绝! (Wǒ jùjué!)

48. Tôi về nhà rồi –  我回来了。(Wǒ huíláile.)

49. Vẫn chưa –  还没。(Hái méi.)

50. Vui lên nào –  振作起来! (Zhènzuò qǐlái!)


Bên trên là những khẩu ngữ cực kỳ đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ đúng không các bạn? Chúc các bạn sớm thành công với tiếng Trung nhé!


Tham khảo

Đọc tiếp »
 Chào các bạn yêu tiếng Trung, ngoài việc học những từ vựng về rất nhiều chủ đề khác nhau mà chúng ta thường gặp hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chủ đề nữa mà chúng ta cũng cần củng cố từ vựng và câu từ để phát triển và đa dạng vốn tiếng Trung hơn đấy.

Bài viết sẽ tổng hợp cho các bạn những mẫu câu về việc đe doạ cảnh cáo. Hãy cùng học nhé các bạn!

MẪU CÂU VỀ ĐE DỌA CẢNH CÁO

canh-bao-de-doa-trong-tieng-Trung

警告: /jǐng gào/: cảnh cáo 
警告谁: /jǐng gào shuí/: cảnh cáo ai
发出警告: /fā chū jǐng gào/: đưa ra cảnh cáo
向谁发出警告: /xiàng shuí fā chū jǐng gào/: đưa ra lời cảnh cáo đối với ai
 
威胁: /wēi xié/: uy hiếp 
威胁谁: wēi xié shuí: uy hiếp ai
      
Ví dụ:  你在威胁我吗?/nǐ zài wēi xié wǒ ma/ cậu đang uy hiếp tôi sao?
 
...受到威胁: . . . shòu dào wēi xié/: … bị uy hiếp
     
Ví dụ: 我的生命正在受到威胁: /wǒ de shēng mìng zhèng zài shòu dào wēi xié/: tính mạng của tôi đang bị uy hiếp.

你别过来,我喊人了啊
/nǐ bié guò lái  wǒ hǎn rén le ā / Anh đừng qua đây, tôi la lên đó

你再过来我就喊了啊
/nǐ zài guò lái wǒ jiù hǎn le ā / Anh mà tiếp tục lại gần tôi la lên đó !

我警告你不要再有下次
/wǒ jǐng gào nǐ bù yào zài yǒu xià cì / Tôi cảnh cáo cậu đừng có lần sau nữa nhé  

我警告你,别再多管闲事!
/wǒ jǐng gào nǐ  bié zài duō guǎn xián shì / Tôi cảnh cáo cậu đừng có quản chuyện người khác nữa  

我警告你别再来烦我
/wǒ jǐng gào nǐ bié zài lái fán wǒ / Tôi cảnh cáo cậu đừng có làm phiền tôi nữa

我警告你不要乱来啊!
/wǒ jǐng gào nǐ bù yào luàn lái ā/  Tôi cảnh cáo cậu đừng có làm bừa nha ! 

我警告你,一定要好好照顾自己,不要让更多的人为你流泪!
/wǒ jǐng gào nǐ  yí dìng yào hǎohao zhào gù zì jǐ  bù yào ràng gēng duō de rén wéi nǐ liú lèi/
Tôi cảnh cáo cậu, nhất định phải chăm sóc bản thân cho tốt, đừng để cho càng nhiều người khóc vì cậu nữa !

我警告你,你敢再动手,我就打死你!
/wǒ jǐng gào nǐ  nǐ gǎn zài dòng shǒu  wǒ jiù dǎ sǐ nǐ/ 
Tôi cảnh cáo cậu, cậu còn dám động thủ tôi sẽ đánh chết cậu! 

我警告你不要乱讲话
/wǒ jǐng gào nǐ bù yào luàn jiǎng huà/ Tôi cảnh cáo cậu đừng có nói lung tung 

我警告你我忍不住了!
/wǒ jǐng gào nǐ wǒ rěn bù zhù le/ Tôi cảnh cáo cậu, tôi chịu hết nổi rồi!

我警告你,你只能爱我一个人!
/wǒ jǐng gào nǐ, nǐ zhǐ néng ài wǒ yī gè rén/  Tôi cảnh cáo cậu, cậu chỉ có thể yêu một mình tôi mà thôi !

你再不走我就报警了
/nǐ zài bù zǒu wǒ jiù bào jǐng le/ Nếu không đi tôi sẽ gọi cảnh sát đấy.

我警告你,不要告诉别人
/wǒ jǐng gào nǐ  bú yào gào sù bié rén / Tôi cảnh cáo cậu, không được nói cho người khác! 

我警告你,够了哈
/wǒ jǐng gào nǐ  gòu le hā/ Tôi cảnh cáo cậu, đủ rồi đấy ! 

Một chủ đề vô cùng thú vị và hữu ích đúng không các bạn. Bài viết đã tổng hợp nhiều từ vựng và mẫu câu về cảnh báo, đe doạ để chúng ta có thể áp dụng khi giao tiếp và trong những trường hợp cần thiết trong đời sống.

Chúc các bạn sớm thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung nhé!

Tham khảo

Đọc tiếp »

 Chào các bạn! Các bạn học tiếng Trung về chủ đề Gia Vị chưa. Hãy cùng Cuộc Sống Giản Đơn 123 tổng hợp những từ vựng về gia vị nhé.

Tổng hợp từ vựng tiếng Trung chủ đề GIA VỊ:


tu-vung-tieng-Trung-chu-de-gia-vi

调料Tiáoliào Gia vị


1.生姜、姜 Shēngjiāng, jiāng (cây, củ) gừng

2.菜油、食油 Càiyóu, shíyóu dầu ăn

3.姜黄 Jiānghuáng (cây, củ) nghệ

4.香茅 Xiāngmáo (cây, lá) sả

5.柠檬油 Níngméngyóu dầu chanh

6.椰子油 Yēzǐyóu dầu dừa

7.豆油 Dòuyóu dầu đậu nành

8.花生油 Huāshēngyóu dầu lạc, dầu phộng

9.香油 Xiāngyóu dầu mè

10.植物油 Zhíwùyóu dầu thực vật

11.橄榄油 Gǎnlǎnyóu dầu ô liu

12.精制油 Jīngzhìyóu dầu tinh chế

13.芝麻油 Zhīmayóu dầu vừng

14.食糖 Shítáng đường ăn

15.糖粉 Tángfěn đường bột, đường xay

16.砂糖 Shātáng đường cát

17.代糖 Dàitáng đường hóa học

18.冰糖 Bīngtáng đường phèn

19.精制糖 Jīngzhìtáng đường tinh chế, đường tinh luyện

20.绵白糖 Miánbáitáng đường trắng

21.方糖 Fāngtáng đường viên

22.圆锥形糖块 Yuánzhuīxíng tángkuài đường viên hình nón

23. Cù giấm

24. Cōng hành

25.蒜苗 Suànmiáo mầm tỏi, đọt tỏi non

26.味精 Wèijīng mì chính (bột ngọt)

27.食盐 Shíyán muối ăn

28.佐餐盐 Zuǒcānyán muối ăn thêm (để trên bàn)

29.五香粉 Wǔxiāngfěn ngũ vị hương

30.鱼露 Yúlù nước mắm

31.酱油 Jiàngyóu nước tương

32.辣椒粉 Làjiāofěn ớt bột

33. Suàn tỏi


Tổng hợp


Chúc các bạn học thật tốt nhé!

Đọc tiếp »

 Tiếng Anh là một bộ môn ngoại ngữ rất thú vị nhưng cũng không hề dề dàng để chinh phục nó. Nếu học tiếng Anh đúng phương pháp, cách học thì chúng ta sẽ dần yêu mến môn ngoại ngữ này và dễ dàng theo đuổi đến thành công. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sai phương pháp học thì rất dễ thật bại và dễ bỏ cuộc ngay từ ban đầu. Học bất kỳ một môn ngoại ngữ nào cũng vậy, ban đầu chúng ta cũng cần phải có những nguyên tắc, phương pháp học chuẩn và đúng thì về sau sẽ thuận lợi hơn khi học. Nếu bạn đang gặp rắc rối với tiếng Anh, hãy xem lại bạn đã thực hiện đúng 2 nguyên tắc cơ bản khi học tiếng Anh này chưa nhé?

nguyen-tac-hoc-tieng-Anh-hieu-qua

1. ĐỪNG CHỈ CHĂM CHÚ VÀO HỌC NGỮ PHÁP


Đúng là tiếng Anh, ngữ pháp vô cùng quan trọng. Nhưng bạn đã biết điều này chưa? 

Người bản ngữ họ không học về các quy tắc ngữ pháp cho tới bậc THPT. Cũng giống như việc học tiếng Việt của chúng ta từ nhỏ cũng vậy, chúng ta cũng đã không học quá nhiều về ngữ pháp tiếng Việt và cũng không chú ý nhiều về các quy tắc ngữ pháp trong quá trình giao tiếp.  


Khi học ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta đã được thầy cô dạy rất nhiều quy tắc về việc chia động từ, sử dụng thì, sự hòa hợp giữa các thành phần trong câu,… Những kiến thức này thực sự hữu ích cho kĩ năng Viết. Tuy nhiên, trong khi giao tiếp, ngữ pháp chỉ đóng vai trò rất nhỏ. 


Bạn có biết vì sao không? Bởi khi nói chuyện, giao tiếp, bộ não con người không thể xử lý tốt quá nhiều việc cùng một lúc, mà trên thực tế, mà khi nói chuyện mọi thứ diễn ra rất nhanh, không hề có thời gian cho bạn sắp xếp câu từ, các cấu trúc ngữ pháp.


Do vậy, nếu chúng ta quá đặt nặng ngữ pháp khi giao tiếp sẽ vô tình khiến cuộc trò chuyện trở nên ngắt quãng và mất tự nhiên, thậm chí bạn sẽ phải dừng lại dể nghĩ ngợi về cấu trúc ngữ pháp rất mất thời gian. Chúng ta cần phải nhận định rõ, bản chất của giao tiếp là hai người có nghe hiểu ý kiến của người kia và có dễ dàng nói ra suy nghĩ của mình bằng lời hay không, chứ không phải là có nói đúng ngữ pháp hay không.


Do vậy, bạn đừng nên lo sợ khi giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ, cho dù bạn chưa giỏi. Bởi vì, thực ra chính bản thân họ cũng thường nói sai ngữ pháp, và thực sự họ không hề quan tâm tới lỗi sai của bạn đâu! Điều họ cần khi nói chuyện là thông điệp mà bạn nói ra phải rõ ràng, ngôn ngữ hình thể của bạn phải linh hoạt và phong thái tự tin. 


CẦN NHỚ TIẾNG ANH “TRUYỀN THỐNG” TẠI TRƯỜNG VỚI TIẾNG ANH THỰC SỰ (REAL ENGLISH)


Chắc các bạn vẫn còn nhớ, khi còn nhỏ bạn được học tiếng Anh ở trường nhiều năm học, nhưng nhược điểm của các bạn là vẫn chưa thể giao tiếp, chưa dám nói ra một câu tiếng Anh rõ ràng, đúng đắn. Hẳn là đa phần học sinh đều bị như vậy.  Hằng ngày, những bài kiểm tra rắc rối, phức tạp làm học sinh mắc kẹt trong nỗi sợ học bài và trả bài, những quy tắc ngữ pháp dài dằng dặc được viết bằng tiếng Việt khiến học sinh cảm thấy bế tắc trong việc ghi nhớ và vận dụng.


Bạn có biết vì sao không?  Là do phương pháp học tập truyền thống chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp, chưa hề có một phương pháp học tiếng Anh hiệu quả. Các thầy cô chỉ chú trọng tới việc dạy ngữ pháp, muốn học sinh phải nhồi nhét cấu trúc mà có mấy ai dạy cho học sinh đúng những kỹ năng khác. Chính vì vậy, đã khiến học sinh rơi vào một “vòng tròn lẩn quẩn”:


Nói tiếng Anh → Bị thầy cô chỉnh sửa, nhắc lỗi, la rầy trước lớp (lỗi ngữ pháp, từ vựng…) → Xấu hổ với bạn bè → Không muốn nói nữa, không muốn phát biểu nữa → Cảm thấy chán ghét tiếng Anh → Lười học tiếng Anh → Bản thận trở nên kém hơn, ít giao tiếp hơn → Kết quả tệ hơn → Khẳng định niềm tin rằng mình kém tiếng Anh, tiếng Anh không dành cho mình.


hoc-tieng-Anh-dung-cach

Do vậy, học sinh cứ luôn mang trong mình một tâm lý "sợ sai ngữ pháp khi nói tiếng Anh". Trước khi nói một câu tiếng Anh họ thường sắp xếp các ý nghĩ trong đầu, chọn lựa từ ngữ rồi sắp xếp chúng theo đúng các quy tắc ngữ pháp, khiến việc nói tiếng Anh không được tự nhiên và trôi chảy.


Thực tế những việc này dẫn tới một bất cập: việc học tiếng Anh chỉ là để vượt qua các bài kiểm tra ngữ pháp chứ không phải học để giao tiếp thực tế. Học cũng chỉ để vượt qua và hoàn thành các bài kiểm tra ngữ pháp,và rồi học sinh lại quên phần lớn những quy tắc ngữ pháp ấy, và rồi dẫn đến kết quả là ngay cả những học sinh có điểm rất cao trong các bài kiểm tra cũng không thể hiểu những đoạn hội thoại tiếng Anh thông thường, lại càng không có khả năng nói hay giao tiếp bằng tiếng Anh.


Do vậy, khi đề cập đến Real English. Bạn sẽ hiểu được sự khác biệt giữa việc sử dụng tiếng Anh ở trường và trong những ngữ cảnh thực tế. Cụ thể là ở trường, bạn được dạy rằng câu hỏi thì chỉ có 1 câu trả lời đúng và các câu phải đúng thì ngữ pháp.


Tuy nhiên với tiếng Anh thực tế thì cách nói sẽ trở nên linh hoạt và không giới hạn chỉ trong một câu trả lời. Người bản xứ có thể kể một câu chuyện và sử dụng thì hiện tại mặc dù sự kiện diễn ra trong quá khứ. Do vậy, tiếng Anh thực tế linh hoạt hơn và không bị bó buộc hay quy tắc. Và chúng ta dễ dàng tiếp cận và tiếp thu hơn.


Vì thế, những lập luận trên càng chứng minh cho câu nói: “Người bản xứ ko quá chú trọng đến ngữ pháp, miễn sao giao tiếp và hiểu nhau là được.”


 VẬY LỜI KHUYÊN NÀO ĐỂ HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ?


TRƯỚC TIÊN, CHÚNG TA ĐỪNG VỘI, HÃY LUYỆN TẬP KĨ NĂNG NGHE TRƯỚC NHÉ!


Các bạn còn nhớ lúc còn nhỏ chúng ta học tiếng Việt như thế nào?  Nhìn lại những ngày thơ ấu, thông qua việc lắng nghe mọi người giao tiếp, cảm nhận từng âm thanh, từng lời nói xung quanh, rồi tự nhiên bạn bật lên thành tiếng. Từ đó có thể thấy rằng kỹ năng đầu tiên mà bạn được học là nghe, nghe và nghe, cho đến khi bạn tập nói và sau đó là lên trường để học viết.  Thật vậy, tương tự với việc học tiếng Anh, hãy bắt đầu từ việc NGHE ĐÚNG CÁCH trước!


Không nên cố học thuộc những điểm ngữ pháp khô khan!


Đối với việc dạy ngữ pháp, bất kì thầy cô nào cũng sẽ chỉ dạy những điểm chính yếu nhất thôi (ví dụ tenses, relative clause, passive voice, prep..), có những cơ sở này bạn sẽ có thể giao tiếp được rồi. Vì thế, không nên quá chú trọng và buộc bản thân phải nhờ nhằm lòng các quy tắc ngữ pháp nhạt nhẽo và cứng nhắc. Thay vì đó, hãy nhớ và học ngữ pháp thông qua các ví dụ, câu văn cụ thể thông qua giao tiếp hằng ngày, listening, essays, make sentences…


Hãy bỏ túi cho bản thân một vốn từ vựng thật chắc!


Trích một câu nói của nhà Ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins: “Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt). Thật vậy, từ vựng chính là nền móng vững chắc của bất kì người học nào trên con đường chinh phục Tiếng anh.


Thế nhưng, học từ vựng sao cho đúng cách và đem lại tính ứng dụng? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy đến với nguyên tắc số 2 nhé!


2. ƯU TIÊN HỌC CỤM TỪ VÀ CÂU, HƠN LÀ HỌC TỪNG TỪ


CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT, NGƯỜI BẢN XỨ KHÔNG BAO GIỜ HỌC TỪNG TỪ RIÊNG LẺ. HỌ HỌC THEO CỤM!


Thay vì đọc lại đi lại một từ vựng vựng đơn lẻ để ghi nhớ chúng, ta nên tập cách nghe cả một đoạn câu có chứa từ vựng đó. Tương tự, khi gặp một từ mới, thay vì viết từ đó ra, bạn hãy viết hoặc ghi nhớ toàn bộ cả câu chứa từ đó. Cách làm này có hiệu quả lớn bởi vì:


- Một câu thì chứa lượng thông tin nhiều hơn rất nhiều so với một từ riêng lẻ.

- Một câu có mang ý nghĩa nên dễ ghi nhớ hơn.

- Khi ghi nhớ một câu, bạn cũng đang ghi nhớ ngữ pháp của câu đó, bạn đang học cách để sử dụng đúng từ đó trong một ngữ cảnh cụ thể.


Bạn không cần suy nghĩ về ngữ pháp, không cần ghi nhớ những quy tắc, tất cả sẽ được thực hiện một cách tự động. Đây chính là cách mà người bản ngữ học ngữ pháp: họ không học quy tắc ngữ pháp nhưng luôn nói đúng ngữ pháp.


SO SÁNH HỌC TỪ VỰNG “TRUYỀN THỐNG” VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG 6 BƯỚC


Khi học tiếng Anh ở các trường phổ thông, khi học từ vựng (vocabulary), cách học từ vựng “truyền thống” vẫn đang được phần đông áp dụng hiện nay là: “Từ mới: nghĩa tiếng Việt”, và ghi một loạt hằng hà sa số từ vựng mới ra vở. Một số bạn thì khá hơn, viết thêm cách phát âm (pronunciation) và loại từ (noun, verb, adj, adv…).


Một số bạn còn ghi cách phát âm phiên âm tiếng Việt, ví dụ như ‘table’ là ‘tây bồ’ (phương pháp này làm hỏng nghiêm trọng pronunciation của chúng ta). Thú thật tôi cũng đã từng làm như trên :D.


Một số ví dụ như:


Judge: đánh giá (chớt)


External appearances: Vẻ ngoài, bề ngoài (ẹt tơ nồ ờ pia ri ờn)


Observation: Sự quan sát (ọp dơ vây sần)


Nhưng vấn đề với cách học truyền thống trên là gì?


Bây giờ tôi đố bạn có thể giao tiếp 1 câu hoàn chỉnh với từ ‘judge, illusive, impression, bullying, sue và misleading’ đấy?


Ắt hẳn bạn khó có thể đưa ra câu trả lời đúng không? Thật ra nguyên nhân khá đơn giản, đó là bởi phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiện tại của bạn chưa hiệu quả, vì thế, hãy thay đổi ngay hôm nay với phương pháp HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ hơn: Đặt câu (make sentences)! Vì sao lại phải đặt câu? Bởi lẽ khi giao tiếp, chúng ta đều giao tiếp theo câu hoàn chỉnh chứ không bao giờ sử dụng đơn từ.


Về cách thức, bạn có thể dùng từ điển Oxford, Cambridge hoặc từ điển Lạc Việt để tham khảo rất nhiều câu ví dụ cho mỗi từ mới, từ đó bạn có thể áp dụng để đặt câu cho riêng mình. Bạn nào chưa thể tự đặt câu thì hãy bắt đầu từ việc học từ, học những mẫu câu sẵn trước.


phuong-phap-hoc-tieng-Anh

Một điều quan trọng trong học tiếng Anh là hãy để cho trí tưởng tượng của mình bay xa, đừng nên giới hạn bất kì sự sáng tạo nào. Đặt càng nhiều câu càng tốt. Hãy tự trang bị cho mình một quyển sổ học vocabulary và ghi vào đó những từ mới với cách học từ theo 6 bước như sau:


Judge: quan tòa, trọng tài


Step 1 – Type of word: noun


Step 2 – Pronunciation: /dʒʌdʒ/


Step 3 – Definition: a person in a court who has the authority to decide how criminals should be punished or to make legal decisions.


Step 4 – Making sentence:The judge sentenced him to five years in prison. There are 3 judges of the Voice Vietnam or Vietnam Idol competition. The judge’s decision is final!


Step 5 – Word family:Justice (n) Judgment/Judgment (n) Judgemental (adj)


Step 6 – Synonyms: courtSentence: Please tell the court what happened.


Với phương pháp 6 bước này sẽ giúp bạn HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ hơn rất nhiều, bạn sẽ nhận thấy việc học từ vựng không còn là “sáng học – chiều quên” nữa, từ đó nâng cao sự tự tin khi áp dụng vào tình huống giao tiếp thực tế với người bản xứ. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy quên đi phương pháp học từ truyền thống, hãy thay đổi cách học thật hiệu quả và phù hợp để có thể vững bước trên con đường chinh phục ngôn ngữ bạn nhé!


Việc học Tiếng Anh là cả một quá trình cần siêng năng và kiên trì theo đuổi, do đó mỗi chúng ta cần có những phương pháp học đúng cách để tiếp thêm động lực trên con đường chinh phục bộ môn ngoại ngữ tuyệt vời này!

Chúc các bạn sớm thành công!


Tham khảo

Đọc tiếp »

 Chào các bạn! Các bạn học tiếng Trung tới đâu rồi và phương pháp học hiệu quả của các bạn là gì? Có rất nhiều người đã thành công khi tự học tiếng Trung, cũng còn rất nhiều bạn vẫn đang chật vật, gặp nhiều khó khăn trên con đường chinh phục môn ngoại ngữ thú vị này. Bài viết này sẽ tổng hợp những cấu trúc câu thông dụng nhất trong tiếng Trung sẽ giúp cho quá trình học của bạn thêm dễ dàng và logic hơn nhé!

mau-cau-thong-dung-tieng-Trung

1. Cấu trúc câu với  /zài/: Ở


Chủ ngữ +  + Địa điểm/nơi chốn

(Phủ định thì thêm /bú/ vào trước )

我姐姐在家。/wó jiějie zài jiā/: Chị tôi ở nhà.

我姐姐不在家。/wó jiějie bú zài jiā/: Chị tôi không ở nhà.


2. Cấu trúc câu cơ bản với  /shì/: Là, phải


Danh từ +  + Danh từ

(Phủ định thì thêm /bú/ vào trước)

我是学生。/wǒ shì xuésheng/ : Tôi là học sinh.

我不是学生。/wǒ bú shì xuésheng/ : Tôi không phải là học sinh.


3. Cấu trúc câu với  /yào/ : Muốn, cần, lấy


Chủ ngữ +  +Tân ngữ

(Phủ định thì thêm /bú/ vào trước )

我要苹果汁。/wǒ yào píngguǒ zhī/: Tôi lấy nước táo ép.

我不要苹果汁。/wǒ búyào píngguǒ zhī/: Tôi không cần nước táo ép.


4. Cấu trúc câu với  /yǒu/: Có


Chủ ngữ +  + Tân ngữ

(Phủ định thì thêm /bú/ vào trước )

我有时间,可以帮你。/ Wǒ yǒu shíjiān, kěyǐ bāng nǐ./: Tôi có thời gian, có thể giúp bạn.

我没有时间,不可以帮你。/ Wǒ méiyǒu shíjiān, kěyǐ bāng nǐ./: Tôi không có thời gian, không thể giúp bạn.


5. Kết cấu câu với  /de/: Trợ từ kết cấu


Trong cấu trúc câu tiếng Trung,  dùng để nối định ngữ và trung tâm ngữ tạo thành cụm danh từ, thường diễn tả quan hệ sở hữu (được dịch là “của”).

Định ngữ +  + Trung tâm ngữ

叔叔的车。/Shūshu de chē/: Xe của chú.

Danh từ / đại từ / cụm động từ…. + .

那个座位是我的。/Nàgè zuòwèi shì wǒ de/: Chỗ ngồi đó là của tôi.


6. Cấu trúc câu với  /bù/ và 没有 /méi yǒu/: Phó từ phủ định “không”


 / 没有 + Động từ

妈妈不喝咖啡。/Māmā bù hē kāfēi/: Mẹ không uống cà phê.

小王没有上学。/Xiǎo wáng méiyǒu shàngxué/: Tiểu Vương không có đi học.

 /bù/ Được sử dụng để phủ định hiện tại hoặc sự thực, thói quen …

* /méi/ là phó từ phủ định cho động từ  /yǒu/: dùng để phủ định cho động tác trong quá khứ.


7. Cấu trúc với Động từ +  /le/ : đã / rồi


Cấu trúc câu tiếng Trung này dùng để biểu thị động tác đã xảy ra, hoàn thành trong quá khứ hoặc sự thay đổi của trạng thái

他睡觉了。/tā shuìjiào le/ : Anh ấy ngủ rồi.


8. Cấu trúc câu hỏi trong tiếng Trung với  /ma/: … không?


Đặt cuối câu dùng trong câu hỏi “…. không?:”

她是美国人吗? /tā shì měiguó rén ma?/ : Cô ấy là người Mỹ phải không?

Cách trả lời là khẳng định lại câu hoặc dùng  và 没有 để phủ định:

她不是美国人。/tā bú shì měiguó rén/: Cô ấy không phải là người Mỹ.

我们没有火机。/wǒ men méi yǒu huǒ jī/: Chúng tôi không có hộp quẹt ga.


9. Cấu trúc câu tiếng Trung cơ bản có chứa từ chỉ thời gian 


Chủ ngữ + Danh từ chỉ thời gian + Vị ngữ

我们每天都要上学。/wǒmen měitiān dōu yào shàng xué/ : Hàng ngày chúng tôi đều phải đi học.

Danh từ chỉ thời gian + Chủ ngữ + Vị ngữ: Đưa danh từ thời gian lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh thời gian hơn.

前天老板在上海。/Qiántiān lǎobǎn zài shànghǎi/: Hôm trước giám đốc ở Thượng Hải.


10. Cấu trúc câu bắt đầu bằng Chủ ngữ 


Chủ ngữ có thể là người hoặc vật thực hiện động tác

这是什么? /zhè shì shén me/: Đây là gì?

你去哪儿? /nǐ qù nǎr?/: Bạn đi đâu?

Các cấu trúc câu trong tiếng Trung với  /dé/

Ở trên là những cấu trúc câu trong tiếng Trung cơ bản chắc chắn ai cũng phải biết. Tiếp theo là những cấu trúc nâng cao một xíu giúp bạn nghe nói với câu hay hơn.


Chỉ cần nắm rõ những câu trúc câu cơ bản trên, việc học viết và nói tiếng Trung của các bạn thêm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì học không có logic, đụng đâu học đấy thì mỗi chúng ta nên có những kế hoạch, cũng như nắm bắt những căn bản, những cốt lõi nhất để có phương pháp học đúng đắn hơn. 

Chúc các bạn sớm thành công!


Tham khảo

Đọc tiếp »

Video

Translate

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *