Trong cuộc sống ai cũng tự nhận mình là người tốt ra vẻ thánh thiện. Họ cho rằng đối tốt với người khác sẽ được khác đối tốt lại cho nên họ rủ nhau làm điều tốt. Nhưng tốt quá liệu có tốt không? Người thật thà tốt bụng có thể tồn tại được trong xã hội ngày nay hay không? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
1. Tốt quá sẽ bị hiểu lầm
Lúc còn học phổ thông, tôi luôn cố gắng đối tốt với tất cả bạn bè trong lớp để có một cuộc đời học sinh vui vẻ. Có một cô bé thường hay nhờ tôi giúp đỡ nhiều việc bởi tôi đáng tin và luôn sẵn sàng giúp. Có lần tôi đồng ý chở cô bé về mặc dù đang đi chơi cùng với cả lớp mà nhà của cô bé thì rất xa.
Và thế là cả lớp hiểu lầm rằng tôi thích cô bé đó nên mới làm tất cả mọi yêu cầu như vậy. Tôi thực sự rất khó chịu khi bị hiểu lầm những chuyện như vậy. Họ thậm chí còn trêu chọc tôi trước mặt gia đình của tôi.
Kể từ đó tôi quyết định giữ khoảng cách với cô bé kia và cũng không giúp đỡ tận tình bất kỳ ai nữa. Đôi lúc tốt bụng quá sẽ làm người ta hiểu lầm, mà hiểu lầm thì sẽ dẫn đến rất nhiều những rắc rối không mong muốn.
2. Tốt quá sẽ bị lợi dụng
Điều hiển nhiên mà ai cũng biết, người xấu thường lợi dụng sự tốt bụng của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Nhưng cũng rất khó để xác định đâu là kẻ lợi dụng và đâu là người cần được giúp đỡ. Ví dụ như khi đi học vì tốt bụng nên mấy đứa cá biệt cứ nhờ làm bài dùm. Chúng không phải là người cần giúp đỡ mà là những kẻ lợi dụng mà thôi.
Một người luôn nhiệt tình trong công việc và không bao giờ từ chối lời nhờ vả của người khác sẽ bị lợi để làm thay việc, thậm chí là làm tay sai vặt. Những người như vậy vừa đáng thương cũng vừa ngu ngốc. Họ sẽ bị thiên hạ cười nhạo vì bị lừa thay vì được tôn trọng bởi sự tốt bụng của họ. Một người không nghĩ đến lợi ích cá nhân cũng sẽ dễ bị lợi dụng bởi những kẻ tham lam muốn trục lợi.
3. Tốt quá sẽ bị trừ khử
Khi đi sâu vào những vùng tối của xã hội, bạn sẽ nhận ra rằng có những điều mình nên lơ đi mà không nên nhìn thẳng vào. Có rất nhiều ví dụ, nhưng vì tính nhạy cảm nên tôi chỉ lấy hai ví dụ ở hai vị trí khác nhau trong xã hội.
Thứ nhất, một người có địa vị thấp kém đứng lên tố cáo những kẻ có lợi dụng chức quyền làm những điều sai trái. Người dám đứng lên tố giác tội ác là người tốt, nhưng sẽ chẳng mấy ai dám làm như vậy nếu họ không được bảo vệ. Bởi vì họ không có địa vị cao, lời nói của họ chẳng thể vang xa nên sớm hay muộn họ cũng sẽ chịu một kết cục không mấy tốt đẹp.
Thứ hai, một quan chức thanh liêm không nhận phong bì, quan tâm đến đời sống nhân dân, đứng ra truy tố những quan chức khác có hành vi tham nhũng. Như vậy, người này có địa vị cao trong xã hội và là người tốt. Nhưng ông ấy nhanh chóng bị tẩy chay và cho ra rìa. Bởi việc làm của ông ấy ảnh hưởng tới lợi ích cá nhân của những kẻ đối lập. Và khi mọi thứ lên đến cao trào, vị quan chức thanh liêm được nhân dân yêu mến nhưng lại đoản mệnh.
Tôi nhớ một câu nói bất hủ của nghệ sĩ hài Chí Trung trong chương trình Táo Quân 2016:
“Nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi.”
* Lời kết
Phải chăng đó là quy luật tất yếu, dù bạn có lòng tốt đến đâu thì ranh giới giữa tốt và xấu vẫn rất mờ nhạt. Sẽ có lúc ta buộc phải làm lơ đi cái xấu để có thể tồn tại. Người xấu có nhiều, những người tốt vẫn còn vô số kể. Ai cũng có những lúc xấu xa, nhưng lại có những lúc tốt với những ngươi xung quanh. Quan trọng là ở chính bạn, chính bản thân chúng ta, biết cách để vượt qua những cạm bẫy, sống đúng với đạo lý, hãy cẩn trọng nếu cần thiết. Vì vậy bạn hãy thật khôn ngoan, sống tốt với những người xứng đáng và giả vờ ngu ngơ trong một vài trường hợp.
Đại Lượng
***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***
0 comments:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!