Template Tin Tức Mới Nhất

Vitamin là một nhóm các chất hữu cơ phân tử bé, có cấu tạo hóa học rất khác nhau, tính chất hóa học cũng như lý học rất khác nhau. Nhưng chúng giống nhau ở chỗ là một thành phần thiết yếu và vô cùng cần thiết cho bất kỳ cơ thể sống nào. Ngoài ra, đối với cơ thể của sinh vật, vitamin lại có vai trò xúc tác

Nói về cơ thể con người chúng ta, tầm quan trọng của vitamin rất đáng kể. Chúng là một yếu tố quyết định đến sức khỏe và sự sống của mỗi chúng ta. Cơ thể bạn có đầy đủ vitamin thì luôn có một sức khỏe tốt, sức đề kháng mạnh để kháng khuẩn, chống lại bệnh tật. Còn nếu thiếu vitamin nào đó, bạn sẽ hiểu rằng, cơ thể bạn sẽ và đang gặp vấn đề về sức khỏe ngay. Đó là tầm quan trọng của các loại vitamin.



Đối với vitamin cũng có nhiều dạng: vitamin tan trong nước, vitamin tan trong dầu.
Vitamin tan trong nước có hai loại là vitami nhóm B và vitamin C. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng ở bài viết sau đây.


VITAMIN NHÓM B

1. VITAMIN B1:

- Có vai trò quan trọng với hệ thần kinh như giảm stress, lo âu, ngoài ra còn có tác dụng khác như tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa carbohydrate,
- Nguồn bổ sung: men khô (dùng làm bánh), ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, các loại đậu, rau củ màu xanh, sữa, nội tạng động vật (gan, tim).


- Biểu hiện khi thiếu vitamin B1:
+ Bệnh tê phù (beriberi). Bệnh có triệu chứng như sau: teo cơ, mất kiểm soát chuyển động của cơ bắp, giảm cân, nhịp tim bất thường.
+ Hội chứng Wernicke-Korsakoff: thường ở người nghiện rượu với biểu hiện lãnh đạm, thờ ơ, mất trí nhớ, không kiểm soát được hoạt động cơ thể.

2. VITAMIN B2:

- Vai trò: phát triển tế bào, hỗ trợ chữa loét miệng, tốt cho da, tóc và móng, có tác dụng với sức khỏe làn da, hỗ trợ trao đổi chất (protein, lipid, carbohydrate).
- Nguồn bổ sung: sữa, thịt, cá, trứng, rau lá xanh, nấm.


- Biểu hiện khi thiếu vitamin B2: da nhờn, bong da môi, viêm và có vảy trên da, có thể gây giảm thị lực, sợ ánh sáng.

3. VITAMIN B3:

- Vai trò: Hỗ trợ trao đổi lipid, carbohydrate giúp giảm huyết áp và cholesterol xấu.
- Nguồn bổ sung: lúa mì nguyên cám, ngô, lạc, trái bơ, rau xanh, thịt nạc, cá ngừ, họ cá cơm, nấm men, trứng.


- Biểu hiện khi thiếu vitamin B3: viêm da, tiêu chảy, mất trí nhớ, ảo giác.

4. VITAMIN B5:

- Vai trò: chuyển hóa lipid và carbohydrate, phát triển hệ thần kinh
- Nguồn bổ sung: ngũ cốc nguyên cám, mầm lúa mạch, rau quả xanh, gan, cá, trứng, sữa, nấm men Brewer.


- Biểu hiện khi thiếu vitamin B5: suy giảm chức năng thận, rụng tóc, viêm da, viêm ruột.

5. VITAMIN B6:

- Vai trò: chuyển hóa axit amin, sản xuất tế bào máu, sản xuất kháng thể, sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, chuyển hóa năng lượng, ảnh hưởng đến nội tiết.
- Nguồn bổ sung: thịt, gan, trứng, bắp cải, cà rốt, mật mía, các loại quả.


- Biểu hiện khi thiếu vitamin B6: thiếu máu, phát ban, gây bệnh rối loạn thần kinh ngoại biên (có thể gây co giật, tăng kích thích với cơ thể, giảm sút trí nhớ, trầm cảm).


6. VITAMIN B7:

- Vai trò: chuyển hóa và trao đổi chất, ảnh hưởng đến da và tóc, tổng hợp các chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến tim và một số bệnh như đái tháo đường, parkinson,…


- Nguồn bổ sung: sữa, lòng đỏ trứng, cá, gan, gạo, yến mạch, khoai tây, các loại hạt, chuối, rau lá xanh…


- Biểu hiện khi thiếu vitamin B7: đau đầu, thiếu máu, mệt mỏi, đau cơ, viêm da, ăn không ngon, thậm chí có thể rối loạn thần kinh và rối loạn tăng trưởng.

7. VITAMIN B9:

- Vai trò: giúp phát triển tế bào, tổng hợp thành phần của DNA, chống nhiễm trùng, sản xuất hồng cầu, vai trò phát triển hệ thần kinh, ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nguồn bổ sung: rau xanh (rau cải, rau bina), cà rốt, trái cây (cam, chuối), các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, măng tây.


- Biểu hiện khi thiếu hụt vitamin B9: thiếu máu, viêm lưỡi, vị giác kém, tiêu chảy. Nếu thiếu ở phụ nữ mang thai có thể gây dị tật ở trẻ, ảnh hưởng đến thần kinh.


8. VITAMIN B12:

- Vai trò: hình thành DNA, sản xuất hồng cầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể.
- Nguồn bổ sung: chủ yếu từ các sản phẩm động vật (hải sản, các loại thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa) vì vậy những người ăn chay cần được bổ sung vitamin B12.


- Biểu hiện khi thiếu vitamin B12: thiếu máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơ thể suy nhược.

VITAMIN C

- Vai trò: chống oxi hóa mạnh (tương đương vitamin E), ảnh hưởng đến miễn dịch, chuyển hóa và trao đổi chất, bảo vệ làn da và tóc.
- Nguồn bổ sung: các loại rau xanh (rau cải, muống, giá đỗ, bông cải,…) và các loại trái cây tươi (cam, quýt, táo,…)


- Biểu hiện khi thiếu vitamin C: mệt mỏi, đau đầu, dễ bị nhiễm trùng, dễ bị bệnh như cảm cúm, sốt, ho,..

Các loại vitamin này dễ bổ sung chỉ cần  bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh( vì đây là một trong những nguồn cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể và hiếm khi phải bổ sung bằng thuốc). Nếu phải dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!

Trương Hiệp
Theo Sống Khỏe

***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***

0 comments:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!

Video

Translate

Liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *