Thời tiết trở mùa trẻ rất dễ mắc các bệnh về dường hô hấp kéo theo những cơn ho dai dẳn. Mách bạn một số mẹo nhỏ từ củ gừng vô cùng hữu hiệu sẽ giúp con bạn dứt hẳn những cơn ho. Cùng tìm hiểu nhé!
Gừng có vị cay, tính hơi ấm. Nhờ có công dụng khử hàn, tiêu trừ hàn khí, gừng được biết tới như một vị thuốc hữu hiệu trong việc giữ ấm, tăng tuần hoàn máu, tiêu đờm,... Nên gừng được dân gian sử dụng nhiều trong việc phòng chữa bệnh cảm lạnh và ho. Đây là nguyên liệu rất được ưa chuộng bởi không chỉ giá thành rẻ mà hiệu quả của nó cũng vô cùng tuyệt vời.
Một số phương pháp sử dụng gừng để trị cam lạnh và ho:
1. PHA NƯỚC CHO TRẺ UỐNG
Thái mỏng một vài lát gừng, bắt chảo lên bếp cho nóng rồi cho gừng vào chảo đảo đều trong vài giây, nghe mùi thơm thì tắt bếp. Cho gừng đã đảo trên bếp vào ly, pha một ít nước ấm và khuấy đều và cho trẻ uống. Làm cho trẻ uống vài lần trong ngày để tiêu đờm, giảm ho.
2. NẤU NƯỚC TẮM
Gừng mua về, rửa sạch, giã nhuyễn. Bắt một nồi nước, cho số gừng đã giã nhuyễn vào cùng một nắm muối hột, sau đó đun sôi. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun để tinh dầu trong gừng ra nhiều. Nước gừng được đun sôi này ta có thể hòa tan với nước lạnh để làm nguội bớt nước và tắm cho trẻ, cho trẻ ngâm mình vào nước gừng, giúp giảm cảm lạnh, giữ ấm cơ thể, lưu thông khí huyết.
Nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng khi trẻ cảm, ho thì không cho trẻ tắm sợ bị nhiễm lạnh. Đó là sai lầm, cần phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để cơ thể trẻ không nhiễm them vi khuẩn và bệnh không trở nặng. Với điều kiện tắm cho trẻ phải ở trong phòng kín gió, thao tác nhanh, lau khô và xoa dầu cho trẻ ngay sau khi tắm. Tắm với nước gừng liên tục 3, 4 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. cơn ho của trẻ sẽ diệu đi và dứt hẳn.
3. LÀM NƯỚC NGÂM CHÂN
Cách nấu nước gừng ngâm chân cũng giống như cách pha nấu nước tắm. nước gừng sau khi đun sôi với muối thì để nguội hoặc pha với một ít nước lạnh cho nhanh nguội, đổ vào chậu nhỏ cho trẻ ngâm chân. Vừa ngâm vừa massage long bàn chân cho trẻ trong vòng 10 đến 15 phút, sau đó lau khô rồi thoa dầu massage lại long bàn chân và mang vớ cho trẻ trước khi đi ngủ. Làm liên tục trong vòng 3, 4 ngày trẻ sẽ có giấc ngủ thật sâu và êm, không còn những cơn ho dai dẳn hằng đêm nữa.
Khi ngâm chân cần lưu ý những điều sau:
- Không ngâm chân quá lâu:
Chỉ nên ngâm chân trong vòng 15 - 30 phút vì trong quá trình ngâm chân máu trong cơ thể tuần hoàn nhanh hơn và chủ yếu đi xuống hai chi dưới, việc ngâm chân quá lâu đối với người có thể chất yếu sẽ dễ bị choáng do thiếu máu não, thậm chí có thể bị ngất.
- Không ngâm chân trong vòng 30 phút sau khi ăn
Ngâm chân trong vòng 30 phút sau khi ăn sẽ khiến lượng máu phục vụ hệ tiêu hóa bị phân tán tới các chi dưới, khiến cơ thể không đủ động lực để tiêu hóa thức ăn, lâu dài sẽ dẫn đến chứng khó tiêu
- Chú ý tới nhiệt độ nước ngâm
Nhiệt độ nước ngâm chân khoảng 40 độ là vừa. Không nên quá nóng, càng không nên để lạnh.
Khi tiết trời trở lạnh, mấy nhóc nhà mình lại ho liên tục, nhờ áp dụng cả 3 cách này đều đặn chỉ sau hai ngày thì cơn ho đã dứt hẳn mà không cần phải đến bác sĩ nữa. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ thì nên tìm những vị thuốc dân gian để điều trị cho trẻ. Hãy là người mẹ thông thái. Chúc các mẹ thành công!
Kim Loan
Theo Soha
***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***
0 comments:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!