Trong cuộc sống hiện đại, việc cập nhật thông tin là khá dễ dàng. Tuy nhiên cũng có nhiều thông tin không chính xác và dễ gây hiểu lầm nếu chúng ta không biết cách chắt lọc, và vấn đề sức khỏe, ăn uống và thực phẩm gặp khá nhiều. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.
1. CHỈ CẦN HẠN CHẾ CHẤT BÉO NẾU MUỐN GIẢM CÂN
Đây là một quan niệm thường thấy với những người muốn giảm cân. Điều này xảy ra phần lớn do việc tìm hiểu cho ra những thông tin không lấy gì tốt đẹp về chất béo như cholesterol (một loại chất béo) gây bệnh tim mạch, mỡ trong máu, chất béo gây tăng cân,… Tuy nhiên đây mới chỉ là một mặt của vấn đề, hãy cùng xem xét 2 khía cạnh sau đây:
- Chất béo có 2 loại chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, nhưng còn có trong dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa. Chất béo không bão hòa có nhiều trong dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng và trong thịt cũng có chất béo không bão hòa nhưng khá ít. Cả 2 loại chất béo này đều cần thiết và không thể bỏ bất cứ loại nào ra khỏi khẩu phần ăn. Chỉ là nên ăn ở mức vừa phải, không nên lạm dụng, với chất béo bão hòa là khoảng 13-14 gram/ ngày, còn chất béo không bão hòa là 6-8 gram/ ngày.
- Gạo, ngô, khoai, sắn chứa nhiều tinh bột và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều mà không giải phóng năng lượng bằng cách hoạt động thì năng lượng thừa sẽ chuyển hóa sang dạng dự trữ và nhiều nhất là các mô mỡ. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người giảm cân mà lại tăng cân “vù vù”.
Tinh bột cũng có thể gây ra tăng cân
Để giảm cân lành mạnh hãy:
- Ăn đủ chất để cơ thể khỏe mạnh
- Không được bỏ bữa
- Chỉ hạn chế chất béo và tinh bột, không được bỏ hoàn toàn vì chúng rất cần thiết với cơ thể
- Tập thể dục, thể thao để cơ thể săn chắc, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
2. ĐẬU NÀNH GÂY VÔ SINH Ở NAM GIỚI
Điều này là do nhiều người lầm tưởng rằng đậu nành có nhiều hormon estrogen (một loại hormon sinh dục nữ) và sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của cả Việt Nam và thế giới đều cho thấy đậu nành rất giàu chất isoflavones (còn có tên khác là phytoestrogen), có cấu trúc gần giống với estrogen và bị lầm tưởng có ảnh hưởng xấu đến sinh dục nam.
Chất này đúng là có tác dụng tương tự estrogen với phụ nữ như làm chậm quá trình lão hóa da và các vết nám dựa vào việc loại bỏ gốc tự do, làm săn chắc da, ảnh hưởng tốt đến buồng trứng. Tuy nhiên nó lại không hề có tác dụng xấu với nam giới, ngược lại chúng giúp bổ sung protein thực vật có lợi cho sức khỏe tim mạch.
3. THỰC VẬT LÀ VITAMIN VÀ ĐỘNG VẬT LÀ PROTEIN CŨNG NHƯ CHẤT BÉO
Đây là một quan niệm hết sức sai lầm của nhiều người. Trước hết hãy hiểu về bản chất của các loại chất này. Chúng đều là các chất cần thiết trong cơ thể cả động vật, thực vật và con người, chi phối hoạt động cơ thể, chỉ là chúng tồn tại nhiều hay ít mà thôi.
Thực vật có thể tự tổng hợp vitamin từ môi trường xung quanh. Trong khi đó, động vật chủ yếu hấp thu từ thức ăn và dự trữ trong cơ thể, nhưng không thể tránh khỏi việc thất thoát. Vì vậy mà thực vật có hàm lượng vitamin cao hơn trong động vật.
Động vật và thực vật đều cần protein hình thành các cơ quan nhưng động vật cần nhiều hơn vì mô và cơ quan động vật phức tạp hơn. Động cần chất béo để cung cấp năng lượng để hoạt động, thực vật thì chỉ có lượng nhỏ chất béo trên màng tế bào.
Ta có thể kể ra khá nhiều thực phẩm vừa chứa nhiều vitamin, chất béo và protein như: gan động vật, trứng, sữa, cá, dầu thực vật (đậu nành, lạc, dừa, cọ), cà phê, cacao (nguyên liệu chính làm sô-cô-la),…
Trên đây là một số quan niệm sai lầm của nhiều người về thực phẩm. Mong rằng chúng sẽ giúp ích các bạn trong đời sống hằng ngày của bạn.
Trương Hiệp
Theo Sức Khỏe Đời Sống
***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***
0 comments:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!