Hôn nhân là kết quả viên mãn của tình yêu, vì thế người ta gọi là "Happy Ending". Họ luôn mong muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng cuộc sống không lúc nào cũng theo ý mình muốn, vẫn có những lúc cơm chẳng ngọt canh chẳng lành, chuyện mâu thuẫn xuất hiện, nếu không được giải quyết người ta sẽ dần xa cách nhau và dẫn tới ly hôn.
Ly hôn nghe không có gì là xa lạ với chúng ta phải không?. Nó rất bình thường trong xã hội hiện nay. Chỉ cần hai người không hợp nhau, không muốn chung sống cùng nhau có thể đưa nhau ra tòa làm thủ tục ly hôn, chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc để bắt đầu một cuộc sống mới. Hay vì mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, hay vì sự không chung thủy của người vợ hoặc người chồng,...dẫn đến sự đỗ vỡ hôn nhân này.
Nhưng vì lý do gì đi nữa, có ai hiểu được khi ly hôn ai sẽ là người chịu đau khổ nhất?
Người mẹ hay người bố? Không! Tôi nghĩ nỗi đau đó, đứa trẻ chính là người phải chịu đựng, có ông bố bà mẹ nào hiểu đó là điều khủng khiếp với đứa trẻ thơ ngây kia.
Không! Chắc họ không hề hiểu, vì nếu hiểu họ đã không để cho việc ly hôn xảy ra, để rồi bắt một đứa trẻ phải lựa chọn sống với ai, bắt nó phải sống xa bố hoặc mẹ. Bởi đứa trẻ có quyền được sống với bố mẹ mà, chính những ông bố bà mẹ đã tước đi cái quyền đó của chúng. Riêng tôi, cảm thấy quá xót xa cho chúng!
Bố nó bỏ mẹ con nó đi theo người đàn bà khác khi nó chưa tròn 2 tuổi, cái tuổi nó chẳng biết gì, chẳng biết buồn, chẳng biết bố mẹ nó như thế nào? Chỉ biết chạy nhảy vui đùa, thấy mà thương! Vì nếu không có bố thì nó vẫn sống với mẹ tốt, nó vẫn vui chơi mỗi ngày...bởi nó không hề biết rằng bố mẹ nó đã không còn bên nhau nữa rồi. Nếu có ai hỏi về bố nó thì nó cứ nghĩ ông ấy đang đi làm xa...
Cuộc sống của nó cứ thế cho đến khi nó 8 tuổi là cái tuổi bắt đầu đi học, cái tuổi nó đã dần hiểu biết. Nhưng khi đó, mẹ lại không thể chỉ sống với một mình nó nữa, mẹ nó đi lấy chồng. Ngày mẹ nó làm cô dâu, đi tìm hạnh phúc mới, nó buồn lắm. Hai hàng mi bỗng dưng lại rớt dòng nước mắt. Tôi nhìn nó, thương nó và thấy được một nỗi buồn sâu thẳm trong nó.
Nó rất đau khổ nhưng không đủ khả năng để diễn đạt cho ai thấy điều đó, nó chỉ có thể âm thầm chịu đựng hoặc phản kháng yếu ớt mà thôi. Nó cảm thấy bất lực vì tiếng nói của mình quá nhỏ bé. Nó đứng khép mình bên cánh cửa, mọi người ai cũng vui mừng bên mâm cổ, nó nhìn mẹ đang vui cười bên người chồng mới! Nó khóc nghẹn, chắc có lẽ nó không muốn mẹ nó đi lấy người khác ngoài bố ra, nhưng nó cũng không thể bắt mẹ nó sống với nó cả đời được, mẹ cũng cần có một người đàn ông đỡ đần và chăm sóc chứ. Dường như nó hiểu điều đó nên chỉ im lặng nhìn mẹ nó đi xa dần.
Và từ đây nó đã trở thành một đứa trẻ mồ côi thật rồi, không cha, không mẹ. Rồi từ đây nó còn ai để khỏe điểm 10 với niềm hớn hở như lúc có mẹ nữa không? Ai sẽ là người nghe những câu chuyện về đời sống nhỏ bé của nó? Chắc chỉ có mình nó thôi! Nó âm thầm, nó lặng lẽ và giấu mọi thứ vào trong, không một tiếng động, nhẹ nhàng lắm. Nó sẽ mang trong mình những ký ức buồn bã suốt cuộc đời, những tổn thương về hạnh phúc gia đình mà nó từng mong ước và nó sẽ sống như thế nào với vết thương hằn ấy?
Bởi vậy mới nói, ly hôn ai cũng đau khổ như nhau, nhưng rồi ai cũng có hạnh phúc mới, chỉ có những đứa trẻ là phải chịu đựng nhiều nhất mà thôi.
Có một lần tôi vô tình đọc được dòng chữ "Con ước gì bố mẹ trở về với nhau!", tôi bỗng dưng lặng người đi, một cảm giác mất mát chiếm trọn con tim. Như thế cũng đủ hiểu một đứa trẻ nó cần bố mẹ như thế nào. Vì vậy khi bố mẹ quyết định ly hôn thì hãy nghĩ đến cho những đứa con của mình một lần nhé.
Thay vì ly hôn, tại sao chúng ta không từ bỏ những thói hư tật xấu, từ bỏ cái vỏ hào nhoáng bên ngoài, từ bỏ những cuộc vui với xã hội,...thậm chí từ bỏ cả lòng tự trọng của bản thân. Hãy sát cánh lại với nhau, vòng tay tiếp nối vòng tay của cả gia đình, bao dung và tha thứ cho nhau để hoàn thành bức vẽ yêu thương và hạnh phúc.
Tôi cũng hy vọng có ai đó đang ở trong tình trạng hôn nhân không hạnh phúc hay những người đang là nạn nhân của những cuộc hôn nhân tan vỡ này (thậm chí họ còn chưa biết hoặc không bao giờ biết được), hãy suy nghĩ về tương lai của những đứa trẻ. Chúng vô tội! Chúng như mảnh vải trắng, đừng vấy lên chúng những giọt mực không thể tẩy xóa được. Đừng biến chúng thành những đứa trẻ đáng thương trước khi quá muộn vì mọi điều bạn làm hôm nay với con mình chính là những nét bút đầu tiên để vẽ lên một bức tranh về cuộc sống tình cảm của một người trưởng thành sau này. Hãy trân trọng điều đó!
Trần Thiện
Ly hôn nghe không có gì là xa lạ với chúng ta phải không?. Nó rất bình thường trong xã hội hiện nay. Chỉ cần hai người không hợp nhau, không muốn chung sống cùng nhau có thể đưa nhau ra tòa làm thủ tục ly hôn, chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc để bắt đầu một cuộc sống mới. Hay vì mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, hay vì sự không chung thủy của người vợ hoặc người chồng,...dẫn đến sự đỗ vỡ hôn nhân này.
Nhưng vì lý do gì đi nữa, có ai hiểu được khi ly hôn ai sẽ là người chịu đau khổ nhất?
Người mẹ hay người bố? Không! Tôi nghĩ nỗi đau đó, đứa trẻ chính là người phải chịu đựng, có ông bố bà mẹ nào hiểu đó là điều khủng khiếp với đứa trẻ thơ ngây kia.
Không! Chắc họ không hề hiểu, vì nếu hiểu họ đã không để cho việc ly hôn xảy ra, để rồi bắt một đứa trẻ phải lựa chọn sống với ai, bắt nó phải sống xa bố hoặc mẹ. Bởi đứa trẻ có quyền được sống với bố mẹ mà, chính những ông bố bà mẹ đã tước đi cái quyền đó của chúng. Riêng tôi, cảm thấy quá xót xa cho chúng!
Bố nó bỏ mẹ con nó đi theo người đàn bà khác khi nó chưa tròn 2 tuổi, cái tuổi nó chẳng biết gì, chẳng biết buồn, chẳng biết bố mẹ nó như thế nào? Chỉ biết chạy nhảy vui đùa, thấy mà thương! Vì nếu không có bố thì nó vẫn sống với mẹ tốt, nó vẫn vui chơi mỗi ngày...bởi nó không hề biết rằng bố mẹ nó đã không còn bên nhau nữa rồi. Nếu có ai hỏi về bố nó thì nó cứ nghĩ ông ấy đang đi làm xa...
Cuộc sống của nó cứ thế cho đến khi nó 8 tuổi là cái tuổi bắt đầu đi học, cái tuổi nó đã dần hiểu biết. Nhưng khi đó, mẹ lại không thể chỉ sống với một mình nó nữa, mẹ nó đi lấy chồng. Ngày mẹ nó làm cô dâu, đi tìm hạnh phúc mới, nó buồn lắm. Hai hàng mi bỗng dưng lại rớt dòng nước mắt. Tôi nhìn nó, thương nó và thấy được một nỗi buồn sâu thẳm trong nó.
Nó rất đau khổ nhưng không đủ khả năng để diễn đạt cho ai thấy điều đó, nó chỉ có thể âm thầm chịu đựng hoặc phản kháng yếu ớt mà thôi. Nó cảm thấy bất lực vì tiếng nói của mình quá nhỏ bé. Nó đứng khép mình bên cánh cửa, mọi người ai cũng vui mừng bên mâm cổ, nó nhìn mẹ đang vui cười bên người chồng mới! Nó khóc nghẹn, chắc có lẽ nó không muốn mẹ nó đi lấy người khác ngoài bố ra, nhưng nó cũng không thể bắt mẹ nó sống với nó cả đời được, mẹ cũng cần có một người đàn ông đỡ đần và chăm sóc chứ. Dường như nó hiểu điều đó nên chỉ im lặng nhìn mẹ nó đi xa dần.
Và từ đây nó đã trở thành một đứa trẻ mồ côi thật rồi, không cha, không mẹ. Rồi từ đây nó còn ai để khỏe điểm 10 với niềm hớn hở như lúc có mẹ nữa không? Ai sẽ là người nghe những câu chuyện về đời sống nhỏ bé của nó? Chắc chỉ có mình nó thôi! Nó âm thầm, nó lặng lẽ và giấu mọi thứ vào trong, không một tiếng động, nhẹ nhàng lắm. Nó sẽ mang trong mình những ký ức buồn bã suốt cuộc đời, những tổn thương về hạnh phúc gia đình mà nó từng mong ước và nó sẽ sống như thế nào với vết thương hằn ấy?
Bởi vậy mới nói, ly hôn ai cũng đau khổ như nhau, nhưng rồi ai cũng có hạnh phúc mới, chỉ có những đứa trẻ là phải chịu đựng nhiều nhất mà thôi.
Có một lần tôi vô tình đọc được dòng chữ "Con ước gì bố mẹ trở về với nhau!", tôi bỗng dưng lặng người đi, một cảm giác mất mát chiếm trọn con tim. Như thế cũng đủ hiểu một đứa trẻ nó cần bố mẹ như thế nào. Vì vậy khi bố mẹ quyết định ly hôn thì hãy nghĩ đến cho những đứa con của mình một lần nhé.
Thay vì ly hôn, tại sao chúng ta không từ bỏ những thói hư tật xấu, từ bỏ cái vỏ hào nhoáng bên ngoài, từ bỏ những cuộc vui với xã hội,...thậm chí từ bỏ cả lòng tự trọng của bản thân. Hãy sát cánh lại với nhau, vòng tay tiếp nối vòng tay của cả gia đình, bao dung và tha thứ cho nhau để hoàn thành bức vẽ yêu thương và hạnh phúc.
Tôi cũng hy vọng có ai đó đang ở trong tình trạng hôn nhân không hạnh phúc hay những người đang là nạn nhân của những cuộc hôn nhân tan vỡ này (thậm chí họ còn chưa biết hoặc không bao giờ biết được), hãy suy nghĩ về tương lai của những đứa trẻ. Chúng vô tội! Chúng như mảnh vải trắng, đừng vấy lên chúng những giọt mực không thể tẩy xóa được. Đừng biến chúng thành những đứa trẻ đáng thương trước khi quá muộn vì mọi điều bạn làm hôm nay với con mình chính là những nét bút đầu tiên để vẽ lên một bức tranh về cuộc sống tình cảm của một người trưởng thành sau này. Hãy trân trọng điều đó!
Trần Thiện
***BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM***
0 comments:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã đóng góp nhận xét vào bài viết!